Ba năm hoạt động, có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, mạnh nhất ở Trung Quốc, Đông Nam Á, Trung Đông… Mumuso đã có hơn 350 cửa hàng trên toàn thế giới, đến cuối năm 2017, dự tính số cửa hàng sẽ tăng lên con số 500 trên toàn cầu.
Điều gì đã làm nên thành công cho một công ty tuổi đời còn rất trẻ như Mumuso, “Đó là thành quả của việc nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng một cách chuẩn xác”, Ông Nhâm Phi Khanh – Giám đốc Mumuso Việt Nam tiết lộ.
Ra đời vào thời điểm thương mại điện tử đang phát triển, mua sắm online đang được khuyến khích, theo ông điều gì tạo nên sự phát triển nhanh chóng của Mumuso?
Được thành lập vào tháng 11 năm 2014 tại Hàn quốc, sau đó Mumuso mở văn phòng chính ở Thượng Hải rồi nhanh chóng phát triển sang 20 quốc gia và khu vực trên thế giới. Sở dĩ, Mumuso nhanh chóng phát triển và mở rộng là do chúng tôi nhận định chính xác tâm lý tiêu dùng của nhóm đối tượng khách hàng trẻ từ 18 tới 35 tuổi.
Cũng do đi theo tâm lý và xu hướng người trẻ, ngay từ khi kinh doanh, Mumuso đã chú trọng đến việc lựa chọn nguyên vật liệu trên phạm vi toàn cầu, kiểm soát nghiêm ngặt khâu chất lượng, khéo léo tạo nên 10 nhóm sản phẩm lớn bao gồm nhóm hàng gia dụng thiết yếu, dệt may thời trang, mỹ phẩm, làm sạch, đồ điện tử di động, vali túi xách, quần áo phụ kiện… để phục vụ nhu cầu trong cuộc sống của người dùng.
Mặc dù kênh mua sắm online phát triển, nhưng theo quan điểm kinh doanh của Mumuso, vẫn còn nhiều khách hàng muốn trải nghiệm mua sắm ở các cửa hàng, họ xem việc đi mua sắm đến cửa hàng như một thú vui, được nhìn ngắm sản phẩm thực tế, thấy bắt mắt, đôi khi cũng kích thích thêm nhu cầu mua sắm.
Hơn nữa, một thương hiệu bán lẻ nếu chỉ kinh doanh những sản phẩm cạnh tranh cao cũng chưa đủ thuyết phục. Vì vậy, Mumuso tập trung tạo cho khách hàng những trải nghiệm mua hàng dễ chịu, vui vẻ như đang ở nhà. Mumuso đã đạt được sự đồng điệu về tình cảm và giao lưu với khách hàng. Triết lý kinh doanh của Mumuso: “Lấy sự trải nghiệm của khách hàng làm nòng cốt”.
Với 350 cửa hàng trên toàn thế giới nhưng khi đến Việt Nam, đặc biệt xem Việt Nam là “cầu nối vàng” trong chiến lược phát triển của Mumuso, lý do của Mumuso là…
Với lợi thế vị trí địa lý, phía Đông là Đông Nam Á, phía Tây là Tây Nam Á, Trung Đông, châu Phi… Việt Nam chắc chắn trở thành “cầu nối vàng” quan trọng trong chiến lược quốc tế của Mumuso, có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong việc mở rộng thị trường toàn cầu của Mumuso. Vì vậy, Mumuso cố gắng đưa Việt Nam thành thị trường kiểu mẫu.
Cụ thể, Việt Nam đã đóng góp được thành quả gì sau khi Mumuso chính thức hoạt động, thưa ông?
Một năm kể từ khi Mumuso bước vào thị trường Việt Nam, Mumuso đã nhanh chóng khai trương được nhiều cửa hàng lớn tại Hà Nội. Người tiêu dùng có thể mua được sản phẩm chất lượng cao giá cả phải chăng của Mumuso tại các khu phố đi bộ nhộn nhịp.
Đưa ra chiến lược hợp tác toàn cầu, Mumuso sẽ đưa đến cho các đối tác quyền lợi gì, ông kỳ vọng gì ở chiến lược này?
Mumuso đưa ra một chính sách hợp tác mới để mong muốn được hợp tác cùng các đối tác, trong đó có Việt Nam, đưa thương hiệu Mumuso cùng các sản phẩm tiêu dùng chất lượng cao giá rẻ vào các thị trường chiến lược như Việt Nam, giúp giới trẻ thực hiện nhiều hơn các ước vọng, có thể sử hữu được các sản phẩm thời trang chất lượng cao giá rẻ mà đầy tính sáng tạo. Hơn thế nữa, đằng sau Mumuso là cả chuỗi hiệu quả kinh doanh đáng tin cậy và có lợi cho cả hai bên.
Ông vừa nói đến hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng, có nghĩa Mumuso có chính sách nhượng quyền thương hiệu?
Đúng vậy. Ba năm qua Mumuso đã chứng minh sự thành công cho các đối tác tham gia nhượng quyền. Đơn cử ở Philippine, một cửa hàng Mumuso có diện tích 129 m2, mỗi ngày có 700 giao dịch với doanh thu 10.000 USD, ở Sydney (Úc) cửa hàng 120 m2 mỗi ngày có 600 giao dịch và đạt 6.000 đo la Úc doanh thu, Thổ Nhĩ Kỳ 144 m2, một ngày có 990 giao dịch và doanh thu đạt 5.500 USD. Tại Việt Nam, với một cửa hàng trên đường Nguyễn Huệ có diện tích 248 m2 đã có hơn 1.000 giao dịch một ngày.
Theo A.D/ Nhịp sống kinh tế
0 Comment on this Article