Contact phone number:

Contact email:

Cuộc chiến thị trường bán lẻ điện thoại: Yếu tố nào giúp doanh nghiệp trụ vững?

07/04/2016
Thị trường bán lẻ thiết bị di động tại Việt Nam hiện nay vẫn đang diễn ra hết sức sôi nổi và có sự cạnh tranh gay gắt của nhiều thương hiệu như Thegioididong, FPT Shop, Viễn thông A, Điện máy xanh, Viettel Store hay VinPro+… Vậy để trụ vững các doanh nghiệp cần có những chiêu bài gì?
Giá cả trước giờ vẫn là yếu tố quan trọng trong bán lẻ sản phẩm nói chung cũng như bán lẻ các thiết bị di động nói riêng. Tuy nhiên, giá cả có phải là yếu tố quyết định hay không thì có thể nói là giá cả không phải là yếu tố quyết định tất cả. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng bao gồm: thứ nhất là tên tuổi thương hiệu của cửa hàng bán có đảm bảo niềm tin tiêu dùng cho khách hàng, thứ hai là vị trí cửa hàng có thuận tiện cho việc mua bán và giải quyết các vấn đề phát sinh sau mua hàng hay không, thứ ba là chế độ hậu mãi, bảo hành đi kèm sau khi khách hàng mua một sản phẩm. Tất cả những yếu tố đó tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Tại thị trường Việt Nam, chúng ta có thể thấy, khi so sánh tương quan về số lượng các cửa hàng thì theo số liệu năm 2015, Thegioididong đang dẫn đầu với hệ thống 600 cửa hàng trên toàn quốc, FPT Retail với thương hiệu FPT Shop và F.Studio có 260 cửa hàng tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Viễn thông A có 190 cửa hàng trên toàn quốc, Viettel Store có 270 cửa hàng nhưng không mạnh và nổi bật ở các thành phố lớn mà tập trung chủ yếu ở các tỉnh. Chuỗi cửa hàng VinPro+ thuộc tập đoàn VinGroup mới gia nhập thị trường bán lẻ điện thoại năm 2015 cũng góp mặt hơn 100 cửa hàng đã đi vào hoạt động.
the gioi di dong.jpg
Rõ ràng, với vị trí mặt bằng đẹp, thuận tiện cho việc mua bán của người dùng là một ưu thế cạnh tranh không thể phủ nhận, tuy nhiên, khi đầu tư như vậy, gánh nặng về chi phí là rất lớn. Trong kinh doanh bán lẻ, chi phí đầu tư mặt bằng là tốn kém nhất. Theo tính toán tại TP.HCM,  bình quân, tiền thuê mặt bằng một trung tâm bán lẻ diện tích khoảng 200m2 lên đến 150-200 triệu đồng/tháng dẫn đến chi phí hàng tháng cho 4 – 5 cửa hàng lên đến cả tỷ đồng. Mỗi ngày, các cửa hàng có thể mất đến gần 30 triệu đồng chi phí mặt bằng, điện nước, chưa kể lương nhân viên cùng những chi phí khác. Với mức tốn kém như vậy, lãi suất có đủ bù đắp chi phí hay không khi sức mua thiết bị di động của Việt Nam được dự đoán sẽ đạt ngưỡng bão hòa trong vòng vài năm tới, khi người dùng hầu hết đã sở hữu điện thoại thông minh và nhu cầu mua chỉ chủ yếu còn là việc nâng đời hay thay thế các điện thoại cũ.
Bên cạnh yếu tố mặt bằng thuận lợi, khách hàng khi quyết định mua một sản phẩm cũng rất quan tâm đến việc mua tại những thương hiệu uy tín, đảm bảo những rủi ro cho những sản phẩm của họ. Còn các thương hiệu lớn để có thể cạnh tranh và trụ vững trên thị trường đòi hỏi phải có vốn lớn để nhập hàng với số lượng lớn mới có giá tốt để phân phối, chiến lược kinh doanh giữ khách hàng bằng những chương trình khuyến mại hấp dẫn đi kèm các gói bảo hành sản phẩm, các hình thức hỗ trợ mua hàng trả góp với lãi suất thấp. Tuy nhiên, nếu trong tương lai khi các hãng sản xuất điện thoại mở Store chính hãng tại Việt Nam thì sẽ rất khó cho các thương hiệu bán lẻ di động có thể cạnh tranh được về dịch vụ bảo hành và hậu mãi so với chính các công ty sản xuất ra thiết bị này. Trước đây, FPT có ưu thế với các nhà bán lẻ khác vì đồng thời là nhà phân phối chính hãng duy nhất của nhiều thương hiệu, nhưng giờ đây ưu thế này của FPT không còn nổi bật nữa do các thương hiệu ngoài phân phối qua nhiều kênh khác ngoài FPT mà còn tiến tới có Store chính hãng tại thị trường Việt Nam.
fptshop.jpg
Ngoài ra, xu hướng mua lại, chuyển nhượng thương hiệu hay liên doanh giữa vài nhà bán lẻ trong nước cũng có thể làm thay đổi cục diện thị trường bán lẻ di động hiện nay tại Việt Nam. Không kể đến thương mại điện tử ngày càng phát triển khiến cho việc mua hàng qua mạng và thanh toán trở nên dễ dàng. Những thương hiệu chuyên việc bán hàng qua mạng sẽ không mất chi phí rất lớn là chi phí mặt bằng, nhờ vậy mà giảm giá bán hoặc có những chiêu bán hàng thực sự ấn tượng như Lazada cho đổi trả sản phẩm trong vòng đến 7 ngày không kể vì nguyên nhân gì kể cả do thay đổi ý thích. Với sự cạnh tranh gay gắt như vậy cho nên không thể dự đoán trước được sự thay đổi của thị trường trong tương lai sẽ đi về đâu.
Nhìn vào doanh thu của các thương hiệu bán lẻ di động trong năm 2015 thì số liệu công bố trên báo chí của chuỗi cửa hàng Thegioididong đạt doanh thu 20.000 tỷ đồng, đứng đầu thị trường, FPT Shop doanh thu năm 2015 đạt 8000 tỷ đồng đứng ở vị trí thứ hai. Các tên tuổi khác chưa có số liệu cụ thể, tuy nhiên nhìn về tương lai, một số chuyên gia kinh tế dự đoán không mấy sáng sủa cho thị trường bán lẻ di động vì người dùng ngày càng thông minh hơn trong việc sử dụng và lựa chọn một chiếc điện thoại, nhiều kênh mua hàng chính hãng hơn nên việc các cửa hàng với mặt bằng lớn và nhiều nhân viên chăm sóc như Thegioididong và FPT Shop đang dẫn đầu hiện nay sẽ có nguy cơ trở nên thừa thãi trong tương lai. Đây chính là những lợi thế trong cạnh tranh hiện nay của chuỗi cửa hàng bán lẻ di động, nếu những lợi thế này dần mất đi thì “phong trào” mở rộng số lượng các chuỗi cửa hàng bán lẻ di động sẽ bước sang giai đoạn thoái trào giống như tại thị trường các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật… diễn ra vài năm trước.
Tuy nhiên, sự thay đổi này chắc chắn sẽ không diễn ra trong thời gian ngắn vì thị trường thiết bị di động Việt Nam năm 2016 vẫn được đánh giá có mức tăng trưởng tốt và chưa đạt mức bão hòa theo các chuyên gia dự báo. Việc tương lai, tập đoàn FPT có bán đi chuỗi cửa hàng FPT Shop của mình không để tập trung nguồn lực đầu tư cho phần mềm và viễn thông, hay Thegioididong có rút vốn để tập trung nguồn lực sang lĩnh vực thực phẩm sạch và điện máy vẫn là điều chưa thể đoán trước được. Chúng ta hãy cùng chờ xem!
Nguồn vnmedia.vn

0 Comment on this Article

Add a comment

Địa điểm mới

Địa điểm gần đây

    Please share your location to view this widget content

Công Nghệ